MÓNG ĐƠN VÀ CẤU TẠO MÓNG ĐƠN

Cau Tao Mong Don 11

Hiện nay, khi xây nhà chúng ta bắt gặp rất nhiều loại móng với những đặc điểm, cấu tạo khác nhau và được sử dụng riêng cho từng loại kết cấu, đất nền và công trình khác nhau. Móng Đơn là một trong số đó, và là loại móng phổ biến, đơn giản hơn rất nhiều so với các loại móng khác như móng băng, móng bè….

Vậy hôm nay nhadepvilla sẽ giới thiệu tới các bạn về Móng Mơn, về khái niệm Móng Đơn là gì, Cấu Tạo Móng Đơn gồm những gì và thi công ra sao…

                                  Móng đơn và cấu tạo móng đơn

Móng đơn là gì, Cấu tạo Móng Đơn và cách tính móng đơn.

Khái niệm, móng đơn là gì?

Móng đơn là một loại móng nông, là loại móng chịu lực cho một cột hoặc nhiều cột đứng gần nhau. Chúng được sử dụng để gia cố hay xây dựng các công trình có tải trọng nhỏ, tương đối nhẹ như công trình nhà ở thấp tầng, cột điện, mố trụ cầu…

Ngoài ra móng đơn cũng có một số tên gọi khác như: móng độc lập, móng cốc, móng trụ…Móng đơn khi được bố trí dưới chân cột có thể được gọi là móng cứng, móng mềm hay móng riêng lẻ.

Cách tính toán cho móng đơn

Để công trình được đảm bền vững thì Móng chính là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó giúp cho công trình có thể tồn tại kéo dài từ 5,10,30 năm…  khi một công trình có nền móng yếu thì chắc chắn ngôi nhà sẽ rất dễ bị nứt, lún và thời gian hư hỏng nhanh.

Sau đây là công thức tính cho móng đơn.

– Với Móng tải trọng đặt đúng tâm: Ptb ≤ Rtc
– Với Móng tải trọng lệch tâm: Pmax ≤ 1.2 Rtc
Trong đó:

Ptb, Pmax là áp suất đất trung bình và lớn nhất

Rtc : cường độ tiêu chuẩn của đất nền)

và Rtc = m(A.y.b+B.q+D.c)

Trong đó:

b: là chiều rộng bề mặt đáy của móng

q: là tải trọng một bên móng

C: là lực dính của lớp đất nền

m: Hệ số ở mức điều kiện có thể làm việc của nền móng.

các hằng số A, B, D là hệ góc ma sát trong của đất.

Chú ý:

– Độ chôn sâu móng (h) so với mặt đất tự nhiên phải theo tiêu chuẩn và luôn phải lớn hơn 1m.

– Với nền đất yếu thì không nên sử dụng kết cấu móng đơn. Nếu vẫn muốn sử dụng móng đơn thì cần phải tính toán và gia cố them cho nền đất.

Cấu tạo Móng Đơn.

Móng đơn có cấu tạo khá đơn giản, thông thường nếu móng làm bằng gạch thì gồm các lớp gạch xây và được xếp chồng lên nhau. Còn nếu là móng đổ bê tông cốt thép thì sẽ gồm các phần là thanh, trụ dài được làm bằng bê tông sắt thép.

– Lớp bê tông lót: thường dày 100mm, được làm từ bê tông đá 4×6 hoặc cát, vữa xi măng hay bê tông gạch vỡ.

– Phần bản móng: tùy theo thiết kế mà móng đơn có hình dạng khác nhau, nhưng thông thường móng sẽ có đáy hình vuông, chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải và phần kích thước đã được tính toán tùy theo tải trọng từng vị trí công trình.

– Phần Cổ móng: Cổ móng hường có kích thước lớn hơn phần cột ở phía trên, phần này có vai trò, tác dụng truyền và tải lực từ cột xuống móng.

– Giằng móng: có công dụng đỡ tường và liên kết các móng lại với nhau làm giảm độ lún lệch trong công trình.

Những công trình sử dụng loại móng này thường được người ta gia cố thêm phần dầm móng, các dầm móng này được đặt thẳng hàng giúp cho việc liên kết các móng tốt hơn giảm hiện tượng bị lún lệch giữa các đài móng.

Phân loại Móng Đơn.

Người ta có thể phân loại móng đơn theo nhiều cách khác nhau, theo một số tài liệu nghiên cứu, chúng ta có thể phân loại làm 3 cách chính sau đây:

Dựa vào đặc điểm và tải trọng

Người ta chia móng đơn thành các loại như sau

– Móng chịu tải trọng lệch tâm (móng chân vịt).

– Móng chịu tải trọng đúng tâm.

– Móng của các công trình có độ cao như tháp nước, bể chứa, ống khói…

– Móng chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước…)

– Móng chịu tải trọng thẳng đứng, có lực moment nhỏ.

Dựa vào độ cứng của móng

– Móng tuyệt đối cứng: là móng có độ cứng rất lớn và độ biến dạng rất thấp (xem như gần bằng 0), những loại móng này có móng bằng gạch, đá, bê tông.
– Móng mềm: là Móng có khả năng biến dạng cùng với đất nền, các móng BTCT thường cótỷ lệ cạnh dài trên cạnh ngắn > 8.
– Móng cứng hữu hạn: là Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài / ngắn ≤ 8.

Dựa vào cách thức chế tạo

– Móng toàn khối: Là loại Móng được làm bằng các vật liệu khác nhau, cách thức chế tạo, xây dựng ngay tại chỗ (móng đổ tại chỗ).
– Móng lắp ghép: Là loại Móng do nhiều khối được chế tạo sẵn lắp ghép lại với nhau trong quá trình thi công móng.

Ưu và Nhược điểm của móng đơn

Ưu điểm:

– Cấu tạo đơn giản, dễ dàng thi công
– Phù hợp với những công trình quy mô nhỏ, công trình có tải trọng nhẹ, công trình thấp tầng( 1,2-3 tầng)
– Thời gian thi công nhanh hơn các loại móng khác như móng Băng, móng bè…, và chi phí thấp hơn.

Nhược điểm:

– Vì có cấu tạo đơn giản nên khả năng chịu lực tương đối yếu, chỉ phù hợp với những công trình thấp tầng.
– Phù hợp thi công trên nền đất cứng, đối với khu vực đất yếu chi phí thi công khá cao.
– Dễ bị lún, nứt không đồng bộ.

Thiết kế móng đơn

Tùy theo từng loại công trình và địa chất từng khu vực mà các đơn vị thiết kế sẽ tính toán hàm lượng sắt thép, kích thước móng… phù hợp với tải trọng của công trình xây dựng. Các móng thường nằm dưới chân cột và được bố trí tại vị trí góc tường, góc nhà hoặc nơi kết thúc, giao nhau của tường.

Tùy thuộc vào từng loại công trình, phương pháp tính mà khoảng cách các móng xa gần sẽ khác nhau, thông thường khoảng cách các móng sẽ rơi vào khoảng từ 3 đến 6m.

Mỗi phương án thiết kế móng sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, chính vì vậy mà các kỹ sư phải cân nhắc giữa những tiêu chuẩn xây dựng và nhu cầu gia chủ thực tế để ra một phương án thi công phù hợp và kinh tế.

Cách bố trí sắt thép cho móng đơn

Thép được sử dụng trong thiết kế móng thường có kích cỡ là Φ12,16,18. Khi bố trí thép trụ có thể là 4 hoặc 6 cây, tùy theo kết cấu chịu lực mỗi móng, khi bố trí thì trụ thì tại vị trí chân thép cần được bẻ cong tại vị trí 4 góc cột và có độ dài bằng nhau.

Tùy theo hình thức móng mà sắt thép cũng được bố trí khác nhau cho phù hợp yêu cầu thiết kế móng.

Trong công tác nối hàn cần phải bảo đảm được sự chắc chắn của các mối hàn. Các cây thép phải được bảo đảm sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ hay rỉ sét gây giảm khả năng kết dính bê tông.

Các thanh sắt bị bẹp hay cắt giảm tiết diện không được vượt quá hàm lượng 2%.

Các mối hàn phải bảo đảm >10d, các vị trí nối sắt phải đảm bảo > 30d

Các đầu thép cần được bảo vệ bằng những túi ni lông.

Quy trình thi công móng đơn của nhadepvilla

Công tác khảo sát, kiểm tra mặt bằng và đo đạc trắc địa.

Sau khi khảo sát và trắc địa hiện trạng, đơn vị thi công cần phải tính toán và lên phương án thi công, đồng thời phải thống nhất được phương án thi công với gia chủ. ở bước này là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi bắt tay vào thi công công trình.

Công tác chuẩn bị dọn dẹp và vệ sinh chuẩn bị mặt bằng thi công.

Đây là bước đầu tiên sau khi khảo sát và trắc địa công trình, ở bước này cần dọn dẹp, chuẩn bị mặt bằng sạch sẽ, gọn gang, các trang thiết bị thi công, vật tư xây dựng và nhân công xây dựng đầy đủ, phù hợp theo tiến độ đề ra.

Công tác đóng cọc( nếu có):

Dựa theo bản thiết kế của công trình xác định vị trí tim cọc và số lượng tim cọc cần ép.

Đơn vị thi công phải tiến hành ép thử 1,2 cọc để kiểm tra sau đó mới tiến hành ép cọc đại trà.

Khi ép cọc cần phải lên phương án ép cọc theo thứ tự để thuận tiện cho việc di dời máy móc cũng như các thiết bị tải ép.

Công tác đào hố móng:

Sau khi ép cọc xong chúng ta dọn dẹp và tiến hành thao tác đào hố móng, kích thước từng hố móng sẽ phụ thuộc vào kích thước từng vị trí móng của công trình.

Công tác đập đầu cọc và làm phẳng hố móng

Giai đoạn này chủ yếu thao tác bằng thủ công, bởi vị trí đất xung quanh cọc ép cần phải thi công kỹ tránh gây bể hay gãy cọc… sau đó tiến hành làm phẳng bề mặt hố móng.

Công tác làm lót móng và bê tông lót cho móng.

Giai đoạn này giúp cho nền móng cứng, chắc hơn và móng sẽ chịu tải tốt hơn.

Công tác đóng cốp pha cho móng

đây là công tác cố định kích thước của móng theo bản vẽ thiết kế, tùy từng công trình và biện pháp thi công mà cốp pha móng được đóng bằng ván gỗ hay tấm thép, hoặc xây gạch.

Công tác bố trí sắt thép cho móng

Thông thường công tác này sắt thép sẽ được đo cắt, uốn sẵn, bản sắt thép của móng được gia công hoàn thiện rồi mới tiến hành di chuyển xuống móng và lắp ghép vào móng.

Công tác kiểm tra sắt thép và vệ sinh móng

Công tác này rất quan trọng, các kỹ sư cần phải kiểm tra lại sắt thép từng móng một cách cẩn thận để xác định rằng các móng đều được gia công sắt thép đúng bản vẽ và đúng kỹ thuật. tiếp theo đó là công tác vệ sinh sắt thép móng, thông thường khi gia công sắt thép sẽ bị dính bẩn bởi đất, cát.. vì nhiều lý do. nên cần phải làm sạch để đảm bảo sắt thép kết dính với bê tông.

Công tác đổ bê tông cho móng

Các kỹ sư sẽ tính toán để xác định khối lượng bê tông cần thiết cho móng, sau đó tiến hành lên phương án đổ bê tông cho móng. Đối với công trình nhà phố nhỏ thì đổ 1 lượt bê tông hướng từ trong ra ngoài, nếu là công trình lớn với khôi lượng bê tông quá lớn thì cần phải phân đợt đồ bê tông và giữa vị trí nối bê tông phải có mạch nghỉ.

Công tác vệ sinh và bảo dưỡng bê tông cho móng.

Sau khi đổ bê tông cho móng xong, công tác tưới nước, che và hạn chế nắng cho bê tông là cần thiết. trành trường hợp bê tông khô, mất nước quá nhanh khiến bê tông không đạt cường độ theo tiêu chuẩn gây giảm sức chịu tải của móng.

Các bước thi công xây dựng móng đơn

Bước 1: Đóng cọc và đào hố móng

xác định chính xác vị trí đóng cọc, kích thước cọc và khoảng cách giữa các cọc. Nếu Công trình xây dựng trên nền đất yếu thì cần phải gia cố thêm cho nền đất bằng cách đóng cọc tre, cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông.

Số lượng cọc tre, cừ trên 1m2 còn phụ thuộc vào độ cứng của nền đất, thông thường thì cọc có kích thước đường kính gốc dao động từ 6 – 9cm, chiều dài cọc khoảng 3,5m đến 4,5m. Có thể dùng máy cuốc để đóng cọc xuống sâu dưới nền đất.

Khi đào hố móng cần phải kiểm tra và tính toán kích thước, chiều cao phù hợp theo tiêu chuẩn. Như vậy, khi tiến hành đổ bê tông móng sẽ đảm bảo được yêu cầu và đúng kỹ thuật.

Trong quá trình thi công xây dựng hố móng luôn phải khô ráo, nếu hố móng có nước hay bị ngập nước yêu cầu phải có biện pháp làm khô nước hoặc dùng máy bơm để hút nước trước khi làm thao tác khác.

Sau khi đào xong hố móng xong ta cần phải gia cố nền đất tại vị trí móng bằng cách rải cát, đá mi, đá 4×6… kết hợp với máy đầm để tăng độ cứng cho nền.

Bước 2: Công tác cắt và đập đầu cọc.

Sau khi ép cọc cho các móng và đào hố móng, phần đầu cọc dư ra sẽ được đập và cắt ngắn bớt để phù hợp với nhu cầu thi công móng.

Tại các đầu cọc sau khi cắt bớt cần phải để dư một khoảng sắt của cọc là 30d để neo vào chân đài móng.

Bước 3: Dọn vệ sinh và thao tác bê tông lót móng

Làm sạch và phẳng bề mặt hố móng rồi tiến hành đổ 1 lớp bê tông lót dày 10cm cho vị trí chân móng. Công tác này rất quan trọng, nó giúp cho các lớp bê tông, sắt thép phía trên được đảm bảo sạch, phẵng và tăng kết dính, độ ổn định hơn cho lớp bê tông móng.

Bước 4: Đóng ghép cốp pha cho móng.

Thông thường đối với các móng đơn hiện nay người ta dung biện pháp là xây gạch thẻ thay cho việc đóng cốp pha móng, công tác này làm giảm thời gian thi công cốp pha móng, tháo cốp pha và thao tác móng cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, điều kiện thi công không cho phép thì biện pháp đóng cốp pha cho móng vẫn phải tiến hành để đảm bảo có một móng chắc chắn và đúng kỹ thuật.

Bước 5: Chuẩn bị phần cốt thép

Sử dụng sắt thép có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng, độ bền cao. khi Cắt hay uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp như tay, cơ học. Khi thực hiện cốt thép cần phải làm đúng theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật và theo đúng tiêu chuẩn xây dựng, tại vị trí các đầu chờ thép chờ nên được bảo vệ bằng bọc ni lông.

Bước 6: Tiến hành đổ bê tông cho móng đơn

Đây là công đoạn quan trọng nhất của việc xây dựng móng, việc tiến hành trộn các loại vật liệu cát, đá với xi măng, nước theo đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn sẽ giúp cho móng đạt cường độ và chịu lực tôt hơn.

Khi đổ bê tông thì tiến hành đổ từ xa tới gần, từ vị trí sâu bên trong ra ngoài gần.

Trước khi tiến hành đổ bê tông móng, yêu cầu phải kiểm tra chân móng, nếu móng ẩm ướt, có nước nhiều thì cần phải được làm khô bề mặt.

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành đầy đủ các thao tác từ việc thiết kế tới thi công cho một móng đơn. Hy vọng rằng những thông tin, kiến thức về Móng đơn như Móng đơn là gì? cấu tạo móng đơn hay các công thức tính cho móng đơn mà nhadepvilla cung cấp ở đây sẽ giúp hữu ích cho các bạn. chúc tất cả các bạn thi công tốt, đúng kỹ thuật và thành công.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ.

Hotline 0903 63 29 86.

Website:  nhadepvilla.com

Email: nhadepvilla@gmail.com

những bài viết đang được quan tâm.

cách bố trí thép đà kiềng

những kinh nghiệm, lưu ý khi xây nhà

Dịch vụ thiết kế kiến trúc của nhadepvilla

những Mẫu nhà phố 2 tầng đẹp

BIỆT THỰ PHỐ BÌNH TÂN THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC BIỆT THỰ CHỊ LAN MẪU NHÀ PHỐ TÂN CỔ ĐIỂN BIỆT THỰ VILLA HÓC MÔN BIỆT THỰ CHỊ YẾN BIỆT THỰ ANH DƯƠNG CĂN HỘ Q11 BIỆT THỰ CHÚ TUẤN BIỆT THỰ SÂN VƯỜN TÂN CỔ ĐIỂN NHÀ PHỐ KHÔNG CÓ BAN CÔNG NHÀ CHỊ LINH TÂN PHÚ NHÀ ANH MẪN TÂN PHÚ Foxit Reader Full Crack 2024 | PDF Toàn Diện Miễn Phí Chỉ dẫn chi tiết Tải ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí, nhanh nhất và Hiệu Quả Thiết kế web ở thành phố Hà Nội – Top 5 Công ty đáng tin, mức giá rất tốt