HỒ SƠ KỸ THUẬT

Ho So Ky Thuat 2 1

Nói đến hồ sơ thì ai cũng biết bởi những giấy tờ, thủ tục như hồ sơ xin việc, hồ sơ giấy phép lái xe…đã trở lên rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu nói về Hồ Sơ Kỹ Thuật lại rất khác, bởi đây là một chuyên ngành riêng biệt, không còn mang tính phổ thông nữa vì vậy chắc hẳn sẽ còn mới với rất nhiều người.

Để có một chiếc xe máy đòi hỏi các kỹ sư phải thiết kế, lên phương án, mô hình… rồi đi tới sản xuất và bán ra đồng loạt, tất cả đó phải được lập thành một bộ hồ sơ gọi là hồ sơ kỹ thuật. Một toà nhà muốn được xây dựng và đi vào hoạt động cũng cần phải được các kiến trúc Sư, Kỹ sự… lập thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh.… tất cả đó được gọi là Hồ Sơ Kỹ Thuật.

                                Hồ Sơ thiết kế Kỹ Thuật nhà ở tư nhân

Vậy Hồ Sơ Kỹ Thuật là gì, hồ sơ bao gồm những gì… hôm nay nhadepvilla sẽ cùng mọi người tìm hiểu kỹ về Hồ Sơ trong xây dựng nhà.

1. Khái Niệm về Hồ sơ kỹ thuật là gì

Là tập hợp một số loại tài liệu thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu, màu sắc, chi tiết cấu tạo của các hạng mục bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công. Các số liệu, quy cách được đề cập đến trong hồ sơ này phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn của từng bộ ngành quy định.

Hồ sơ kỹ thuật được phân làm 2 loại. Hồ sơ kỹ thuật trong xây dựng và hồ sơ kỹ thuật trong cơ khí chế tạo.

2. Quy Định chung

Một bản vẽ kỹ thuật có thể gồm có các yếu tố sau:

– bố trí các tờ của bản vẽ phù hợp với TCVN 7285 (ISO 5457);

– khối tựa đề (không tên) phù hợp với TCVN 3821 (ISO 7200) đối với các bản vẽ kỹ thuật chế tạo máy hoặc ISO 9431 đối với các bản vẽ xây dựng;

– Biểu diễn các đối tượng phù hợp với loạt các tiêu chuẩn TCVN 8 (ISO 128);

– Xác định kích thước phù hợp với loạt các tiêu chuẩn TCVN 8 (ISO 128);

– Chữ viết phù hợp với ISO 3098-3;

– Viện dẫn các chi tiết phù hợp với ISO 6433;

– Các đại lượng, đơn vị và ký hiệu phù hợp với TCVN 6398-1 (ISO 31-1) và ISO 1000;

– Thông báo bảo vệ phù hợp với ISO 16016.

Bản vẽ kỹ thuật cơ khí

Các đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện có như đối với mỗi mô hình mẫu GPS (xem ISO/TR 14638), bao gồm

– TCVN 2244-1 (ISO 286-1) và ISO 8015 về chỉ dẫn xác định kích thước dài và quy định dung sai,

– ISO 1101, ISO 2692, TCVN 7295 (ISO 5458) và ISO 7083 về chỉ dẫn xác định kích thước và quy định dung sai hình học,

– TCVN 5707 (ISO 1302) và ISO 8785 về chỉ dẫn cấu trúc bề mặt và các khuyết tật bề mặt,

– ISO 3040 về chỉ dẫn các mặt côn, và

– ISO 5459 về chỉ dẫn các đường cơ sở (chuẩn) và các hệ thống đường cơ sở.

                      Một bản vẽ kỹ thuật cơ khí chế tạo

Bản vẽ kỹ thuật xây dựng

Các đặc tính hình học của sản phẩm phải phù hợp với các quy tắc và tiêu chuẩn hiện có như

– ISO 6284 về chỉ dẫn các sai lệch giới hạn,

– ISO 8560 và chỉ dẫn các cỡ môđun, các đường và mạng lưới, và

– ISO 11091 về quy trình kỹ thuật của các bản vẽ cảnh quan.

                                       Bản vẽ kỹ thuật xây dựng

3. Quy định nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Theo quy định của bộ xây dựng và theo TCVN 6083:2012 thì Một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật cần đầy đủ 3 nội dung là phần thuyết minh, phần bản vẽ và phần tổng dự toán.

Phần thuyết minh

Thuyết minh cần có đầy đủ các mục như sau

– Thuyết minh kỹ thuật.
– Thông tin nội dung cơ bản của dự án được phê duyệt.
– Hồ sơ danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các mẫu thiết kế được sử dụng.
– Căn cứ và quyết định để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
– Thiết kế và nêu phương án tổ chức xây dựng.

– Nêu những ưu và nhược điểm của dự án kèm theo các biện pháp khác phục xử lý.

Phần bản vẽ

Phần Bản vẽ sẽ được chia làm 3 loại theo từng giai đoạn của hồ sơ thiết kế. là thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở) và thiết kế kỹ thuật thi công. trong đó nội dung của các bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau:

– Hiện trạng mặt bằng, vị trí công trình trên bản đồ, tổng mặt bằng bố trí các chi tiết trên bản vẽ cùng hệ thống kỹ thuật của công trình.
– Bản vẽ khu đất xây dựng, dây chuyền công nghệ, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của các hạng mục công trình.
– Bố trí các trang thiết bị cần thiết, phối cảnh tổng thể công trình
– Phần xây dựng bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn,…
– Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận của công trình.

Phần thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở là phương án thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được lựa chọn, trong đó thể hiện được các thông số kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, đây là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng.
Hồ sơ Thiết kế cơ sở gồm có phần thuyết minh và phần bản vẽ thể hiện các nội dung sau:
– Vị trí xây dựng, định hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, cấp và loại công trình xây dựng;
– Trình bày phương án công nghệ, kỹ thuật và các thiết bị được lựa chọn sử dụng.
– Trình bày các giải pháp kiến trúc về mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng.
– Các giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, có khái toán, ước tính chi phí xây dựng cho từng giai đoạn công trình.
– nêu các phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, các giải pháp phòng chống cháy, nổ…
– Các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng phù hợp và báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

Hồ sơ Thiết kế cơ sở được sẽ được cơ quan có thẩm quyền thẩm định trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng.

Phần thiết kế kỹ thuật

Đây là phần quan trong nhất của bộ hồ sơ Kỹ Thuật, ở bước này hồ sơ thiết kế cô sở được triển khai và cụ thể hóa ra chi tiết, trong đó sẽ thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật, vật liệu được sử dụng phù hợp với hồ sơ bản vẽ và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Thiết kế kỹ thuật cũng là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế kỹ thuật giúp cho các đơn vị thi công, thẩm tra kiểm định được chất lượng và giá thành xây dựng của công trình.

Thiết kế kỹ thuật chỉ có đối với những công trình thiết kế 3 bước, gồm có thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, cụ thể như sau:

– Thiết kế một bước: Là phần thiết kế bản vẽ thi công trong đó có áp dụng đối với các công trình cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Thiết kế hai bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công, loại hình này được áp dụng đối với các công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng.
– Thiết kế ba bước: Là bản thiết kế bao gồm cả ba phần thiết kế nêu trên( cơ sở, kỷ thuật, thi công), khi các công trình có quy mô lớn và cần phải lập dự án đầu tư xây dựng, yêu cầu kỹ thuật cao đồng thời điều kiện thi công có tính chất phức tạp.

Thiết kế bản vẽ thi công

Là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, nhằm bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Phần tổng dự đoán công trình

Là phần báo cáo, thông báo chi tiết toàn bộ chi phí, kinh phí của công trình, các hạng mục công trình mà chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Theo quy định nhà nước thì phần tổng dự toán này không được vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.

4. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trong xây dựng nhà ở

Một số khách hàng khi chưa có cơ hội tiếp xúc với bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ thiết kế lần nào sẽ không hiểu rõ và có cái nhìn mơ hồ, đôi khi hình dung một cách khá đơn giản là hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà chỉ bao gồm hình ảnh phối cảnh và các mặt bằng. Như vậy là quá thiếu sót, khi xây dựng sẽ dẫn đến rất nhiều khúc mắc, chi tiết phát sinh không như mong muốn, đôi khi gây thiệt hại rất nhiều về tài chính.

Thực tế, một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà ở sẽ bao gồm toàn bộ các chi tiết, hình ảnh, tư liệu hoàn chỉnh để có thể thi công một căn nhà hoàn thiện. Nó giống như một tấm bản đồ chỉ dẫn giúp bạn có thể định hướng, định lượng và hình dung ra ngôi nhà sau khi hoàn thiện, đồng thời giúp giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh không mong muốn gây thiệt hại cho gia chủ. Nó giúp cho các đơn vị thi công xây dựng và hoàn thiện công trình trở nên dễ dàng và đơn giản.

Đa số các Hồ sơ kỹ thuật thi công nhà ở sẽ được in và hoàn thiện thành bộ Hồ sơ khổ A3 hoặc A4 để thuận tiện cho việc mang đi lại và thi công thực tế trên công trường.

Thành phần của 1 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà

Phần Kiến trúc

Trong bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nhà ở, phần thiết kế kiến trúc sẽ giúp khách hàng nhìn thấy được cách thức bố trí mặt bằng công năng các tầng, thể hiện được đầy đủ kích thước, chi tiết thi công của ngôi nhà. Bản vẽ thiết kế kiến trúc thi công bao gồm các phần như sau:

– Hình ảnh Phối cảnh ngoại thất công trình.
– Bản vẽ Mặt bằng Công năng các tầng và mái công trình.
– Bản vẽ Mặt đứng, Mặt cắt công trình.
– Bản vẽ Mặt bằng lát gạch các tầng.

– Bản vẽ Mặt bằng Trần đèn và các chi tiết ốp trang trí.
– Triển khai các chi tiết bồn hoa, sê nô, ô văng, ban công….
– Triển khai chi tiết cầu thang, lan can, tay vịn.
– Triển khai chi tiết hệ thống Vệ sinh WC.
– Triển khai chi tiết cửa cổng, tường rào, cửa đi, cửa sổ.

Phần Kết cấu

Hồ sơ thiết kế kết cấu công trình sẽ phải thể hiện đầy đủ từ cấu tạo đến lắp ghép, chi tiết sắt thép, bê tông của từng bộ phận trong ngôi nhà, các hạng mục chính bao gồm:

– Bản vẽ Mặt bằng định vị và bố trí tim cọc. (đối với nhà có tải lớn phải ép cọc)
– Bản vẽ Mặt bằng định vị lưới cột, chi tiết cột.
– Bản vẽ Mặt bằng móng, dầm móng, đà kiềng, móng bó nền.
– Bản vẽ Chi tiết móng, dầm móng, đà kiềng.
– Mặt bằng và chi tiết các cấu kiện dầm sàn các tầng, mái.
– Mặt bằng bố trí sắt thép sàn các tầng, tầng mái (nếu có)…
– Chi tiết kích thước, ghi chú thi công các cấu kiện tường, cột, dầm, sàn, mái.
– Chi tiết kết cấu cầu thang.
– Mặt bằng lanh tô các tầng.

Phần (ME) Điện, Nước, internet

Trong phần hồ sơ thiết kế điện, nước sẽ cho ta thấy cách bô trí đèn, đi dây cùng các vị trí đường ống cấp, thoát nước. các hạng mục chính bao gồm.

– Sơ đồ hệ thống nguyên lý cấp nguồn điện, tủ đện…
– Mặt bằng cấp điện động lực, ổ cắm, công tắc điện, đèn điện chiếu sáng các tầng.
– Mặt bằng bố trí và lắp đặt thiết bị điều hòa, máy lạnh.
– Mặt bằng bố trí dây cáp điện thoại, ti vi, Internet truyền hình
– Mặt bằng bố trí bản vẽ chi tiết về hệ thống thu, chống sét.
– Các ghi chú, ký hiệu và chi tiết lắp đặt các thiêt bị điện nước.
– Sơ đồ hệ thống nguyên lý cấp nước và thoát nước…
– Mặt bằng cấp nước, thoát nước tại các tầng.
– Chi tiết và cấu tạo cách lắp đặt các trang thiết bị điện nước, vệ sinh.
– Thống kê chi tiết các thiết bị ống nước, công tắc điện…
– Hệ thống điện thoại, ăngten các tầng.
– Hệ thống mạng internet các tầng.
– Các hệ thống kỹ thuật khác (nếu có).

Phần Nội Thất

Bộ hồ sơ thiết kế và bố trí nội thất cơ bản sẽ giúp các kiến trúc sư, chủ đầu tư hiểu được cách thức bố trí vị trí nội thất trong nhà mình, bao gồm các mục chính như sau.

– Bản vẽ phối cảnh 3D nội thất các phòng trong công trình.
– Thể hiện phương án bố trí, sắp xếp vật dụng nội thất.
– Thể hiện chi tiết, Ghi chú kích thước tổng quan vật dụng nội thất.
– Thể hiện mặt bằng trần, mặt cắt chi tiết trần.
– Thể hiện chi tiết vật liệu để ốp trần.
– Kích thước, chi tiết đèn thắp sáng, đèn hắt trần, đèn trang trí.
– Khai triển chi tiết tường, vách theo bản vẽ phối cảnh 3D.
– Thể hiện chi tiết vật liệu, hình dáng, màu sắc các vách tường
– Mặt bằng cách thức bố trí nội thất chi tiết.
– Bảng thống kê chi tiết đồ nội thất.
                    Hình ảnh phối cảnh 3D Nội thất các phòng

Phần Dự toán

Phần Dự toán trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật giúp các kiến trúc sư, chủ đầu tư, cùng đội ngũ thi công biết được đầy đủ chi phí từng hạng mục thi công, từ đó có thể sắp xếp tiến độ cũng như kế hoạch tài chính, thi công từng giai đoạn tốt hơn.

xem thêm giải pháp tiết kiệm không gian cho nhà nhỏ, hẹp

xem thêm những lưu ý khi xây nhà

xem thêm các bài viết khác