NGHỀ XÂY DỰNG – KỸ SƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM

Dbt 1 1

I. Khái quát về kỹ sư xây dựng

1. Nghề kỹ sư xây dựng là gì?

Kỹ sư xây dựng là người được đào tạo về kỹ thuật, tư duy một cách bài bản thông qua trường lớp và có chứng nhận bằng cấp được bộ Xâu dựng, cơ quan nhà nước cấp và xác nhận một cách hợp pháp. Thông thường các kỹ sư xây dựng là những người đảm nhiệm vị trí biến từ bản thiết kế thành thực tế thi công ngoài công trình. Một cách khác thì chuyên môn của kỹ sư xây dựng chính là người tính toán kết cấu cũng như trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý dự án xây dựng những vấn đề liên quan đến thiết kế, cấu trúc an toàn và vật liệu.

Kỹ sư xây dựng cũng được coi là ngành xây dựng kết hợp được giữa hiện thực và nghệ thuật. Hiện thực đòi hỏi độ chuẩn xác tỉ mỉ về mặt kỹ thuật, chính xác về số đo, đảm bảo chất lượng….Và Nghệ thuật với bộ óc sáng tạo để cho ra những tác phẩm kiến trúc tuyệt đẹp.

2. Những việc kỹ sư xây dựng cần làm

Các Kỹ sư xây dựng có tránh nhiệm và rất nhiều nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong quá trình xây dựng công trình, đồng thời là người giám sát, theo dõi công trình từ khi sơ khai đến hoàn thiện công trình.

– Phân tích bản đồ, bản vẽ, hiện trạng và những báo cáo điều tra, dữ liệu khác để lên kế hoạch cho từng dự án.

– Hiểu rõ những quy định, tiêu chuẩn xây dựng về thi công công trình của Chính phủ, xem xét giá trị xây dựng, các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường và những yếu tố khác trong giai đoạn lập kế hoạch và phân tích rủi ro.

– Có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi mặt bằng đất cát để xác định sự phù hợp và độ vững chắc của nền móng.

– Kiểm tra các chất liệu, vật liệu xây dựng như bê tông, nhựa đường, sắt thép, gạch đá,… sử dụng trong những dự án, công trình cụ thể.

– là người thực hiện giám sát, khảo sát các hoạt động để thiết lập các điểm tham chiếu, các điểm số, bề rộng, độ cao để hướng dẫn xây dựng.

– Đề xuất các phương án xử lý khi có sự cố hay, mô tả tài sản, những tác động của dự án tới môi trường xung quanh và ngược lại.

– Cuối cùng, kỹ sư xây dựng còn quản lý những công việc như sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận, thiết bị của cơ sở hạ tầng khi hỏng hóc hay gặp vấn đề bất thường.

II. Nghề xây dựng

Ngành xây dựng luôn có một vai trò to lớn trong quá trình phát triển đất nước, quốc gia và là ngành không thể thiếu trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử. Ở thời kỳ đồ đá, các hang đá, hốc cây trở thành nơi ẩn lấp, lưu trữ thực phẩm, tích trữ của cải cho người tiền sử và đây chính là xây dựng. . Đến thời cổ đại, với sự lao động của đôi bàn tay và khối óc, những người thợ xây đã xây dựng các kim tự tháp, các kinh thành, các trường đấu to lớn. Cho đến ngày nay, khi xã hội ngày càng văn minh thì nhu cầu xây dựng của con người ngày càng phức tạp.

Những người làm xây dựng luôn mang theo một sự khác biệt – về ngoại hình bụi bặm, tính cách phóng khoáng – rất khó để lẫn với những ngành nghề khác. Sự khác biệt đó đến từ những tính đặc thù của nghề, chúng ta có thể bắt gặp đâu đó những anh thợ xây, phụ hồ với những bộ đồ bảo hộ bụi bặm hay những bộ quần áo đầy bùn đất xi măng.

Ngành xây dựng là ngành tương đối đa dạng về vị trí và công việc, từ làm thi công, làm thiết kế, làm tư vấn giám sát, làm quản lý dự án, làm đấu thầu đến làm chủ đầu tư…. Tuy công việc đa dạng như vậy nhưng tựu chung lại, nghề xây dựng có thể chia làm 3 nhóm công việc chính bao gồm: kỹ sư thi công, kỹ sư thiết kế và kỹ sư quản lý dự án. Các vị trí công việc đặc thù khác trong ngành cũng có thể xếp nằm trong 3 nhóm này.

1. Kỹ sư thi công, nơi công trường là nhà

Kỹ sư thi công dường như là vị trí công việc mà xã hội có cảm nhận rõ nét nhất về tính cách của những con người làm xây dựng.  Đối với kỹ sư thi công, công trường là nhà, máy móc là anh em, đồng nghiệp là gia đình. Do đặc thù công trình xây dựng không di chuyển mà người làm xây dựng phải di chuyển đến nơi làm công trình, do đó, kỹ sư thi công thường xuyên phải làm việc xa nhà. Nơi họ đặt chân đến có thể là những vùng đất hoang vu, đầy sỏi đá, cây cối nhưng Lúc họ rời đi là khi những căn nhà, miền đất đã sáng những ánh đèn. Đối với kỹ sư thi công, mỗi công trình là một phần của tuổi trẻ, một phần đam mê và có khi còn có cả máu và nước mắt. Những công trình thế kỷ như thủy điện Sông Đà, hầm Hải Vân là những ví dụ điển hình nhất.

2. Kỹ sư thiết kế, những người lính thầm lặng

Nếu công việc của kỹ sư thi công gắn với công trường và máy móc thì công việc của kỹ sư thiết kế lại gắn liền với bút mực, bản vẽ, với máy tính và …máy tính. Đối với người kỹ sư thiết kế, sản phẩm của họ là hàng chồng bản vẽ, hàng kho hồ sơ. Công việc của kỹ sư thiết kế là sử dụng các số liệu khảo sát thực trạng và tuân thủ theo các yêu cầu tiêu chuẩn cũng như những quy định cụ thể để đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp nhất cho công trình. Bởi chỉ cần làm thiếu trách nhiệm hay tính toán thiếu sót một chút cũng có thể khiến công trình, dự án thất thoát nguồn vốn khổng lồ. Có từng trải qua môi trường này mới hiểu tính chi tiết, tỷ mỷ và chính xác của những người làm thiết kế.

3. Kỹ sư quản lý dự án

Kỹ sư quản lý dự án là một phần rất khác của ngành xây dựng. Đó có thể là những kỹ sư làm việc trong các công ty quản lý dự án xây dựng chuyên nghiệp, hay các kỹ sư làm việc trong các ban quản lý dự án, các phòng quản lý dự án của chủ đầu tư. đúng với tên gọi của nó, Công việc chính của kỹ sư quản lý dự án chính là quản lý dự án, quán lý các chi phí, tiến độ dự án, chất lượng, an toàn lao động, rủi ro và quản lý nhiều mặt khác để dự án hoàn thành. Trước đây, khi nghề xây dựng còn sơ khai, vai trò của kỹ sư quản lý dự án thường ít được nhắc đến và nằm lẫn trong vai trò của các bên liên quan khác. Tuy nhiên, cùng với quy mô ngày càng lớn của các công trình, các quy định ngành ngày càng khắt khe và rủi ro ngày càng lớn, vai trò của kỹ sư quản lý dự án ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Người làm quản lý dự án phải là người có khả năng tổng hợp tốt, nắm bắt được hết các mặt liên quan để đảm bảo công trình được hoàn thành theo các yêu cầu được đề ra, cũng như có khả điều phối tốt để các bên liên quan phối hợp hiệu quả.

Nghề xây dựng – Một nghề xứng đáng được tôn vinh

Có thể nói nghề xây dựng là một nghề đặc thù bởi những tính chất rất riêng của nó và là nghề xứng đáng được tôn vinh bởi kết quả nó mang lại cho xã hội và đất nước. Những năm gần đây khi xã hội có sự xoay chuyển lớn, nghề xây dựng cũng vì thế mà thăng trầm, phần nào mất đi vị thế và sự tôn trọng của xã hội. Những góc khuất của ngành nghề cũng làm cho nhiều người cảm thấy nghi ngại, có sự e dè và đố kỵ và có những đánh giá chưa phù hợp về nghề xây dựng. Nhưng dù sao đi nữa, những con người làm xây dựng chân chính luôn xứng đáng nhận được sự tôn vinh của xã hội. Cuộc sống này sẽ ra sao nếu thiếu đi những con người làm xây dựng, sẽ thiếu đi những điện, đường, trường, trạm, những nhà máy xí nghiệp hay những công trình nối liền những bờ vui.

Tại Việt Nam nghề xây dựng có tính cạnh tranh rất cao, chúng ta có thể thấy rất nhiều những công ty xây dựng những tấm paner quảng cáo dựng ở khắp nơi, chính vì vậy mà nghề xây dựng chưa được đánh giá đúng với tính đâc thù và tầm quan trọng của nó. Thực trạng các Kỹ sư mới ra trường thì có mức thu nhập bấp bênh, kỹ sư lâu năm thu nhập không ổn định đôi khi phải chuyển qua các lĩnh vực kinh doanh ngạch của nghề như bán vật liệu xây dựng, làm sơn nước, làm sắt thép… tuy nhiên không thể phủ rằng nghề xây dựng luôn rất Hót trên thị trường, các kỹ sư yếu thì luôn phải cạnh tranh bởi sự đào thải của thị trường và các kỹ sư giỏi, tài năng thực sự thì mức thu nhập của họ rất cao so với giá bình quân nghành nghề tại việt Nam.

Xem thêm bài viết khác tại đây

Vào đây để xem thêm lợi ích của việc thuê người thiết kế

Xem những sai lầm khi xây nhà tại đây

Xem hướng dẫn chọn vật liệu và thiết bị cho ngôi nhà tại đây