Trong các công trình nhà ở kiến trúc thì Cầu thang là một bộ phận không thể tách rời và thiếu vắng được, tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu hết ý nghĩa, vai trò của nó. Vậy Cầu Thang là gì, cấu tạo cầu thang như thế nào,…Hôm nay nhadepvilla sẽ giới thiệu tới mọi người khái quát đầy đủ và chi tiết nhất.
Bản vẽ chi tiết cấu tạo cầu thang.
Định Nghĩa, vai trò và yêu cầu trong Cầu Thang.
Định nghĩa Cầu thang là gì? có vai trò như thế nào.
Cầu thang là một bộ phận quan trọng trong kiến trúc nhà ở, nó là cầu nối giữa 2 mặt phẳng có cao độ khác nhau. Cầu Thang làm nhiệm vụ chuyên chở người, vật dụng… theo phương ngang và phương thẳng đứng với mặt bằng sàn nhà.
Cầu Thang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết giao thông trong công trình nhà ở kiến trúc. Nếu việc bố trí cầu thang không hợp lý sẽ khiến cho việc di chuyển trở lên khó khăn, chồng chéo và bất hợp lý.
Về độ dốc cầu thang: thông thường cầu thang gia đình có độ dốc khoảng 20-40 độ, khoảng dốc cho công trình công cộng là dưới 35 độ. Đối với các thang dùng để thăm mái nhà, bể nước ngầm thì độ dốc thông thường là 70-90 độ.
các yêu cầu cơ bản về cầu thang
khi thiết kế, thi công cầu thang cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Đảm bảo sự thuận tiện khi sử dụng và thoát người nhanh
- Đảm bảo đúng tiêu chuẩn như độ dốc, chiều rộng, chiều cao bậc…
- có độ thẩm mỹ cao và đạt tiêu chí về kinh tế, rẻ tiền và phù hợp khu vực, nơi ở.
- Đảm bảo độ an toàn khi sử dụng, thiết kế cấu tạo cầu thang phải đúng theo tcxd
- Chịu được tải trọng các vật dụng có tải trọng cao, phù hợp với đúng vi trò, chức năng của thang
- Khoảng cách lọt lòng ( không dụng đầu, khoảng thoát đầu) của cầu thang không nhỏ hơn 1,8m.
Cấu Tạo Cầu Thang
Cầu thang được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính là Chiếu nghỉ, thân thang và chiếu tới..
Cấu Tạo các bộ phận cầu thang.
Chiếu Nghỉ
Chiếu nghỉ nằm ở giữa thân thang, là nơi dùng để nghỉ chân hoặc thay đổi hướng di chuyển.
Chiếu Nghỉ chính là bộ phận giúp cho người giao thông giảm độ mệt mỏi khi di chuyển hay vận chuyển đồ, vì vậy chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiêu rộng của thân thang.
Về độ rộng của chiếu nghỉ có thể tính theo công thức sau: L = 2(h+b) + b. trong đó h là chiều cao của bậc, b là độ rộng của bậc và n là số lần bước chân. đối với cầu thng 1 vế thì chiều rộng của chiếu nghỉ phải lớn hơn tối thiểu 3 lần chiều rộng của 1 bậc thang.
lưu ý: 1 cầu thang có thể bao gồm1 hoặc nhiều chiếu nghỉ.
Thân Thang
Thân Thang chính là khoảng dốc của bậc thang, nó được xem như một kết cấu nghiêng, phía trên có tạo bậc. Theo TCXD VN thì khoảng cách tối đa cho thân thang không nhiều quá 17 bậc cần bố trí 1 chiếu nghỉ và không ít qúa 3 bậc.
Kết cấu thân thang thường có 2 loại là bản dầm chịu lực và bản sàn chịu lực.
Về độ rộng của vế thang, thân thang thì theo TCXD VN độ rộng tối thiểu lọt lòng của thang là 0,6m. đối với thang bộ và thang leo thì 0,4-0,6m.
Khoảng rộng của thân thang, vế thang
Trong cấu tạo cầu thang của các công trình công cộng thì độ rộng của vế thang( thân thang) sẽ theo TCXD, thông thường dao động từ 1,4-2m. Trong công trình nhà ở thông thường vế thang rộng từ 0,8-1,2m, tùy theo nhu cầu và độ rộng của ngôi nhà.
Đối với chiều cao của cầu thang: Độ cao của thang sẽ theo công thức m = 2h + b. trong đó h là chiều cao của bậc và b là độ rộng của bậc thang. Như vậy độ dốc của cầu thang sẽ được quyết định bởi độ cao và độ rộng của bậc thang.
Thông thường đối với nhà ở gia đình thì chiều cao của bậc thang rơi vào khoảng 150-180mm và chiều rộng của bậc thang là từ 220-320 (tương ứng với độ dốc 200-450), các công trình công cộng có độ cao thấp hơn. mời các bạn xem hình bên dưới.
quy định và cách tính độ dốc cầu thang
Chiếu Tới
Đây cũng chính là chiếu nghỉ, khoảng nghỉ của cầu thang tại vị trí sàn kế tiếp của cầu thang. Khoảng cách chiếu nghỉ được tính từ bậc cuối cùng của vế thang tới chân tường hoặc vị trí bị vật cản. Thông thường khoảng cách này phải lớn hơn tối thiểu khoảng cách lưu thông dành cho 2 người đi không đụng nhau 0,9m.
Lưu ý: Chiếu tới cần phải có khoảng cách đủ rộng để điều hòa và điểu phối người tham gia di chuyển trong khu vực chiếu tới, hành lang hay sảnh.
Cấu Tạo Và chi tiết các bộ phận của Cầu Thang
Phần thân thang, bậc thang
Bản thang: được phân làm 2 loại là cầu thang sắt thép và cầu thang Bê tông. Trong đó cầu thang bê tông có 2 loại phổ biến trên thị trường nay là càu thang có bản phẳng và cầu thang có bản giật cấp. (xem mẫu cầu thang giật cấp tại đây)
Mặt bậc Thang: Thường được làm bằng đá mài, đá Granite, hay gỗ…. Yêu cầu mặt bậc thang phải chịu lực và độ mài mòn tốt, không trơn trượt gây nguy hiểm.
Phần Tay vịn và Lan can
Phần lan can: thường có 2 loại là lan can rỗng và loại lan can đặc. Lan can rỗng có thể làm bằng các vật liệu gỗ, Sắt, inox,… Lan Can đặc thường được làm bằng các trụ bê tông, kính, xây gạch đá, con tiện…. để đảm bả độ an toàn cho người sử dụng thì Khoảng rộng giữa các lan can tối đa không lớn hơn 200mm tránh trẻ nhỏ chui qua gây tai nạn.
Phần Tay Vịn: thường được làm bằng Sắt, Inox, Bê tông,… được liên kết bởi các đinh vít, tắc kê, xi măng… chiều cao an toàn cho tay vịn là từ 0,8 – 1m. đối với trẻ em thì tay nắm lan can là 0,5- 0,65m.
Phân Loại Cầu Thang
Về Cơ Bản Cầu Thang Được chia làm 3 loại gồm Thang Máy và Thang Bộ và Thang tự chuyển. các loại này có cấu tạo cầu thang, chi tiết và cách thi công khách nhau.
Phân loại thang theo chức năng sử dụng
- Thang Chính: Cầu Thang lưu thông chính của công trình, được đặt vị trí sảnh hay vị trí trung tâm của công trình.
- Thang Phụ: được đặt ở các vị trí phụ, hỗ trợ cầu thang chính về mặt giao thông và thoát người.
- Thang Phòng cháy: là thang thoát hiểm phòng khi có sự cố
- Cầu Thang Phục vụ: gồm thang nâng hàng, thang chuyển đồ đồ ăn…
Phân Loại theo Vị Trí
- Thang Trong Nhà và Thang Ngoài Nhà
Phân theo hình Dáng
Có thể phân theo cầu thang 1 vế, 2 vế, 3 vế hay cầu thang thẳng, cầu thang chữ L hay cầu thang chữ U…
Phân Theo Kết Cấu Chịu Lực
- Cầu Thang Bê tông: loại này chúng ta thường thấy trong các công trình nhà ở
- Cầu Thang Sắt Thép
- Cầu thang gỗ
- Cầu Thang xâu gạch: các bậc tam cấp
Phân Theo Kiểu Chịu Lực
Có 2 loại là thân thang theo bản chịu lực và thân thang theo dầm chịu lực.
Phân Loại theo biện pháp thi công
Có 2 loại là phương pháp lắp ghép và phương pháp thi công toàn khối.
Phương pháp thi công toàn khối chính là phương pháp đổ bê Tông cho cầu thang, đây là phương pháp thông dụng nhất hiện nay được dùng cho các công trình nhà phố, biệt thự. Còn phương pháp lắp ghép có ưu điểm là thi cong nhanh, tiết kiệm các chi phí như ván khuân, sắt thép… nhược điểm là đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí cũng tương đối cao.
Tổng Kết
Cầu Thang là bộ phận không thể tách rời khỏi các công trình nhà ở, tuy rất thông dụng và phổ biến xong có không ít trường hợp phải đập phá đi làm lại cầu thang bởi khi thi công thực tế vi phạm rất nhiều yếu tố gây bất hợp lý và dẫn đến nguy hiểm hoặc không thể sử dụng được. Hi vọng qua bài Cấu Tạo Cầu thang này sẽ giúp nhiều bác thợ và củ nhà nắm rõ hơn về cấu tạo, chi tiết của cầu thang, đồng thời hiểu rõ hơn vai trò của nó trong ngôi nhà để có thể thi công và hoàn thiện ra một cầu thang đẹp, chuẩn cho công trình.
Mọi thông tin đóng góp vui lòng liên hệ
nhadepvilla@gmail.com
hotline : 090 363 2986 (vanluu)
Pingback: CÁCH BỐ TRÍ CẦU THANG PHONG THỦY
Pingback: CÁCH CHỌN RÈM CỬA PHÒNG NGỦ VỢ CHỒNG