BỐ TRÍ GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ ĐÚNG PHONG THỦY

Việc bố trí giếng trời trong nhà hiện nay khá phổ biến bởi ngoài sự thông thoáng nó mang lại thì nó còn mang một yếu tố phong thủy tâm linh trong ngôi nhà. Chính Vì vậy việc bố trí giếng trời ở đâu, kích thước to nhỏ như thế nào đã trở thành một chủ đề mà rất nhiều kiến trúc sư và gia chủ phải quan tâm và băn khoăn, lo lắng.

Biết được những trăn trở, và thắc mắc đó của mọi người, nhadepvilla sin chi sẻ chút kiến thức về việc thiết kế, bố trí giếng trong ngôi nhà của chúng ta.

                       Hình ảnh minh họa một giếng trời trong nhà.

Định nghĩa về giếng trời vui lòng click xem đây.

CẤU TẠO CỦA GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ

Tùy theo cấu tạo ngôi nhà, phong cách kiến trúc ngôi nhà mà kiểu cách bố trí cũng như cấu tạo của giếng trời mỗi gia đình có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì một Giếng trời sẽ bao gồm đầy đủ các thành phần chính như đỉnh giếng, thân giếng và phần đáy giếng.

Đáy giếng trời

Đây là khu tầng trệt ( với nhà không có tầng hầm), là vị trí xem như là thấp nhất của ngôi nhà, cũng là phần cuối cùng của giếng. thông thương đây chính là khu vực được gia chủ và các KTS trang trí và làm đẹp nhất, bởi đây chính là khu vực nhận dc ánh sáng, nắng và gió trực diện nhất, thuận lợi cho các việc như trồng cây xanh, tiểu cảnh…. Đây cũng là nơi được xem là lý tưởng cho khu vực sinh hoạt, thư giãn của gia chủ.

                               Hình ảnh minh họa về Đáy giếng

Phần Thân giếng

Đây là khu vực thông với các tầng trong ngôi nhà, là khoảng không gian xuyên suốt theo chiều dài của giếng trời, nhiệm vụ giúp cho ánh sáng, nắng gió được luân chuyển đều đi khắp các tầng trong nhà. khu vực này thuận lợi cho việc trang trí, trồng cây xanh tạo độ điểm nhấn và độ thoáng mát cho ngôi nhà.

                               Hình ảnh minh họa về phần thân giếng trời

Phần Đỉnh Giếng hay phần mái lấy sáng

Đây là phần cao nhất của giếng trời, được cấu tạo bằng các hệ thống bảo vệ, hệ khung mái che ( với giếng có mái che). Nhiệm vụ chính của Đỉnh giếng là truyền ánh sáng, nắng và gió xuống đáy giếng giúp ngôi nhà lưu thông tốt hơn. Đỉnh Giếng được chia làm 2 loại là có mái che và không có mái che.

Với giếng trời không có mái che thì nước mưa sẽ thoát trực tiếp xuống đáy giếng, tùy theo kích thước to nhỏ của giếng mà lượng nước mưa lớn nhỏ khác nhau, vì vậy đòi hỏi hệ thống thoát nước phải tính toán kỹ. ưu điểm của loại này là tất cả không gian trong nhà đều hứng được nước mưa trực tiếp, giúp không khí trong nhà thoáng mát và trao đổi tốt hơn, cây xanh trang trí cũng không kén loại và dễ sống hơn…

Với giếng Trời có mái che, đòi hỏi phải tính toán kích thước miệng gió hợp lý (Xem thêm ở đây) Hệ Thống mái che thường là những tấm kính hay popycacbol trong để lấy sáng. Ưu điểm loại này là tránh được nước mưa, giúp cho không gian đáy giếng trang trí tự do hơn, không tốn kém thêm cho hệ thống che và thoát nước mưa cho giếng trời.

 

                    Hình ảnh minh họa về Mái lấy sáng cho giếng trời

Hình ảnh 1 Giếng trời không mái trong 1 gia đình

Giếng trời không mái sẽ giúp cây xanh tưi tốt hơn, cây lớn, cây nhỏ phát triển rất tốt, không khí trong nhà cũng thoáng hơn.

BỐ TRÍ GIẾNG TRỜI THEO PHONG THỦY

Trong Ngôi nhà chúng ta đang ở sẽ có rất nhiều các đồ dùng, vật dụng cá nhân, các thiết bị này sẽ tỏa nhiệt, sinh ra các mùi vị khác nhau, các mùi vị này có thể tương sinh hay tương khắc nhau… nhưng khi sử dụng theo thời gian chúng sẽ gây độc hại nếu không được đào thải kịp thời. Và Giếng trời chính là nơi giúp cho việc thoát mùi trở nên dễ dàng hơn.

Còn với Phong Thủy thì Giếng Trời chính là miệng gió, là khu vực giúp cho ngôi nhà đào thải khí độc trong nhà ra bên ngoài. Các khu vực khí uế như nhà vệ sinh, thùng rác, nấm mốc… lâu ngày tích tụ sẽ sinh ra uế khí gây không tốt cho vượng khí của gia chủ. Do đó cần phải đào thải nó ra ngoài nhanh nhất có thể.

Theo phong thủy thì khu vực trung tâm ngôi nhà chính là trung cung trong cửu cung của nhà, Theo các tài liệu cổ xưa nói thì đây chính là “ Trung hỗ Cực Lâm Chế tứ Phương” trong đó Trung hỗ hay trung cung chính là Ngũ Hoàng, nơi ảnh hưởng trực tiếp tới vận khí của ngôi nhà. Sở dĩ gọi là “ chế tứ phương” là bởi nơi đây chính là trung tâm để xác định tứ phương, 4 phương, 8 hướng cho ngôi nhà. Vì vậy nó sẽ là nơi phân chia khu vực tốt xấu, cung tốt cung xấu.. của ngôi nhà.

       Hình ảnh minh họa 1 bát quái theo tuổi gia chủ trong phong thủy, dùng để định hướng và vị trí giếng trời trong nhà

Cách xác định Trung Cung của Ngôi nhà

Có nhiều cách xác định trung cung của ngôi nhà như:

  • Xác định Theo Bát Quái ngũ hành.
  • Xác định theo Định vị Điểm Cân Bằng
  • Cách phân chia mặt bằng theo tỷ lệ
  • Xác định theo đường chéo góc ngôi nhà.

                         Hình ảnh đặt bát quái để xác định trung cung ngôi nhà

Vị Trí Giếng Trời Trong nhà

Trong các không gian kiến trúc nhà ở hiện nay thì yếu tố về mặt bằng công năng là quan trọng nhất và cũng là bước đầu tiên quyết định đến vẻ đẹp độ thông thoáng, tiện nghi cho ngôi nhà của bạn. Và một trong số yếu tố góp phần lên vẻ đẹp của ngôi nhà chính là giếng trời. vậy giếng trời thường được bố trí ở đâu, vị trí nào sẽ thuận tiện cho gia chủ…

Trong một số trường hợp đặc biệt như nhà ống thì sẽ được là phía sau nhà hoặc ở vị trí cầu thang giữa nhà, còn với Biệt thự thì việc bố trí giếng trời sẽ tùy vào cách bố trí công năng cũng như ý tưởng thiết kế của KTS, tuy nhiên thông thường giếng trời sẽ được bố trí ở các vị trí trung tâm ngôi nhà, nhằm đảm bảo vấn đề thoát khí và giải nhiệt cho ngôi nhà.

                                    Hình ảnh minh họa Cách không khí lưu thông và thoát ra trong nhà

Một Số Mẫu Giếng Trời Trong Nhà Đẹp

Hi vọng Sau bài viết về Giếng Trời Trong nhà này sẽ được các bạn đón nhận và là nguồn kiến thức cho mọi người. nếu các bạn có nhu cầu về thiết kế – thi công xây nhà, hãy nhắc máy lên và gọi điện tới nhadepvila nhé.

Mọi thông tin đóng góp vui lòng liên hệ

nhadepvilla@gmail.com

hotline : 090 363 2986 (vanluu)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *