NGUYÊN NHÂN NHÀ BỊ THẤM

Nguyen Nhan Nha Bi Tham

 Thấm nước, dột nước là vấn đề đã không còn gì là mới mẻ với chúng ta, bởi nó diễn ra hàng ngày, thường xuyên và đã xảy ra từ rất lâu rồi từ khi con người có định nghĩa về nhà ở.

Nếu nói khoa học một chút thì Chuyện thấm, dột nước có thể được coi là một chuyên đề lớn, vì xét cho cùng nó có quá nhiều nguyên nhân và lý do để dẫn đến việc nhà bị thấm, dột: Từ ống nước rò rỉ, rồi mái tôn, sênô không chống thấm đảm bảo, rồi tường bị thấm ngang, nền nhà thấm ngược…

Khi nhà bị Thấm, dột nước nó gây cho ta đủ thứ rắc rối và khó chịu cả về vật chất lẫn tinh thần. Vật chất là các vật dụng có khả năng bị hư hại thậm chí gây nguy hiểm ( như chập điện), Tinh thần là nó làm cho mình không thoải mái, luôn bận rộn với đủ cách đối phó.

NGUYÊN NHÂN NHÀ BỊ THẤM NGUYÊN NHÂN NHÀ BỊ THẤM

Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
Vậy những phần nào của công trình dễ bị thấm?

– Các phần bị thấm bởi nước ngầm: tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
– Các phần bị thấm bởi nước mưa: tường, mái, sàn ban công, lô gia…
– Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
– Các khu vực liên quan tới bể chứa: bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
Các vị trí xung yếu cụ thể
Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
– Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
– Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (trường hợp cải tạo)
– Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
– Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
– Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
– Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
– Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)
– Khu vực gần sê nô, máng tràn
Các vị trí xung yếu cụ thể-
Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước

NGUYÊN NHÂN NHÀ BỊ THẤM NGUYÊN NHÂN NHÀ BỊ THẤM

Chung quy lại chúng ta có thể xếp chúng thành 2 loại đó là: hiện tượng tự thấm, nội thấm và hiện tượng ngoại thấm.

Hiện tượng ngoại thấm là hiện tượng do thời tiết bên ngoài gây thấm bởi nước mưa hay nước bên ngoài nhà gây ra. Thông thường vị trí hay xảy ra nhất là tường ngoài, Sân thượng, mái tôn, Mái Ngói, Sê nô…

Hiện tượng Nội thấm, tự thấm là do các thiết bị, vật dụng, ống nước chúng ta sữ dụng bị rò rỉ. Các vị trí hay xảy ra là Trần nhà, Vệ Sinh, Bếp, Sàn Nhà bị thấm ngược…..

Khi xảy ra hiện tượng thấm có thể chúng ta chưa nhận biết được ngay, và khi nhận biết cũng rất khó tìm được nguyên nhân và vị trí cụ thể. Nước mao dẫn trong lòng vật liệu và các kết cấu, có thể đi rất xa mới xuất hiện trên bề mặt vì vậy tìm đúng nguyên nhân và vị trí là yếu tố cực kì quan trọng, sau đó mới chọn giải pháp thích hợp để khắc phục. Tuy nhiên việc chống thấm về cơ bản phải được thực hiện ngay từ khi thi công xây dựng công trình, tại các vị trí cần chống thấm.

Xem các phương pháp chống thấm tại đây

Bấm xem phong thủy cho nhà Bếp tại đây.

Bấm xem tin tức khác tại đây

Bấm xem Mẫu Biệt thự Villa đẹp tại đây

Bấm xem những mẫu thiết kế tại đây