Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua từ Kiến Trúc Sư ở đâu đó, hay từ một ai hoặc thấy đâu đó một anh sinh viên ngành kiến trúc, một kiến trúc sư thiết kế nhà…. Bởi hiện nay Kiến Trúc sư đang là nghề rất hot và nổi, luật xây dựng ngày càng thắt chặt hơn nên các công tác xây dựng nhà ở cũng bị quản lý chặt hơn khi đó vai trò người Kỹ Sư, Kiến Trúc Sư sẽ càng trở lên quan trọng.
Hãy cùng nhadepvilla tìm hiểu nhé, từ công việc cho đến nhiệm vụ, nghề nghiệp…của các kiến trúc sư.
Nội Dung Bài Viết:
- Định Nghĩa( KTS).
- Nhiệm Vụ và Vai Trò.
- Công Việc chính.
- Những Tố Chất Của Người Kiến Trúc Sư
- Mức Lương, Thu nhập hiện nay.
- Yêu Cầu, Tiêu Chí Tuyển dụng.
- Học gì và làm thế nào để trở thành một kiến trúc sư
1. Định Nghĩa Về Kiến Trúc sư ( KTS)
- Kiến trúc sư là những chuyên gia được đào tạo có cấp bằng về nghệ thuật và khoa học thiết kế các công trình xây dựng. Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc v.v… thành hình ảnh và bản vẽ của các công trình mà sau đó sẽ xây dựng bởi người khác.
- Nhìn chung, kiến trúc sư là người trung gian đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu về công năng sử dụng, nhu cầu thẩm mỹ giữa người sử dụng với công trình kiến trúc. Kiến trúc sư phải chuyển đổi nhu cầu sử dụng của người dùng vào các giải pháp mặt bằng – không gian – kĩ thuật của công trình hoặc, thậm chí, kiến trúc sư là người tư vấn để cải tạo và đề xuất ra dây chuyền công năng mới cho người sử dụng.
2. Nhiệm vụ và vai trò của Kiến Trúc sư ( KTS)
- Kiến trúc sư chính là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng, phương án thiết kế, thiết kế quy hoạch, nội thất… dựa trên các cơ sở về tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp công năng, kỹ thuật hay tính thẩm mỹ… cho ngôi nhà của bạn.
- Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư là ở phần việc đầu tiên: làm dự án, thiết kế kiến trúc, quy hoạch và thường là người chủ trì công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư kết cấu kỹ sư ME, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình.
3. Công việc của KTS ?
- Dựa vào các đơn đặt hàng, các yêu cầu cụ thể, đòi hỏi người trong nghề kiến trúc sư phải biết vạch đề cương công việc, vẽ ra mô hình không gian, hình khối, màu sắc của công trình. Các nội dung đó được trình bày trên bản vẽ và ghi lại trong đĩa vi tính. Đây là hồ sơ chính để thi công hay quản lý công trình.
- Thiết Kế Quy Hoạch : Quy hoạch một dự án, khu đô thị…
- Thiết Kế Công Trình : Thiết kế hoàn thiện Các công trình công cộng, nhà ở, chung cư…
- Thiết Kế Nội Thất : Thiết kế chọn lọc, bố trí và hoàn thiện nội thất công trình nhà ở, chung cư…
- Thiết Kế Cảnh Quan: Thiết kế Sân vườn, Cảnh Quan khu vực, hay các phong cảnh chuyên biệt của công trình.
Để trở thành một KTS thì trước tiên bạn phải được Xã hội, cơ quan đoàn thể chức năng công nhận, sau đó là phải tự trau dồi kiến thức và các kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc. Các kiến thức như Phong Thủy, Lịch sử, Địa Lý, Xã Hội… cho đến các kiến thức chuyên ngành đều phải kinh qua và nắm rõ.
4. Những Tố Chất Của Người Kiến Trúc Sư.
Kiến trúc sư cần có tư chất của một nghệ sĩ, một nhà khoa học – Kỹ thuật, một người làm công tác văn hóa – xã hội. Người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật là như vậy.
– Năng lực tư duy thẫm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp.
– Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình
– Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi
– Có bản lĩnh, kiên định và tỉ mỷ chi tiết trong công việc.
Đặc điểm về giới cũng đáng lưu ý. Những đòi hỏi về khả năng làm việc cường độ cao, áp lực công việc nặng khiến tỉ lệ nữ làm việc trong ngành này không cao.
5. Mức Lương, Thu Nhập Của Kiến Trúc Sư hiện nay.
Kiến Trúc Sư là một nghề đòi hỏi chất xám và sự sáng tạo rất cao, và cũng chịu sự đào thải, cạnh tranh gay gắt của thị trường nên đòi hỏi người Kiến Trúc sư luôn phải có trình độ chuyên môn và kiến thức rộng, luôn cập nhận thông tin và học hỏi để nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn….
Xét về mặt bằng chung hiện nay thì mức Lương kiến trúc dao động trong khoảng 12-20 triệu đồng/ tháng, nếu Một KTS có trình độ chuyên môn tốt, kết hợp với các kỹ năng mềm như thuyết trình, tiếng anh tốt… tùy theo từng cty doanh nghiệp có thể mức lương, đãi ngộ lên đến 25-45tr/tháng hoặc cao hơn nữa.
Ngoài ra các kiến trúc sư có tay nghề và mối quan hệ rộng còn có khả năng nhận thêm các công trình ngoài giúp bảng lương, thu nhập hàng tháng tăng lên đáng kể.
6. Yêu Cầu, Tiêu Chí Tuyển Dụng Kiến Trúc sư.
Hiện nay thị trường xây dựng ở Việt nam đang rất phát triển vì vậy nhu cầu việc là cho các KTS rất nhiều. Các cty, Doanh Nghiệp đều muốn mở rộng thị trường nên luôn cần một đội ngũ nhân viên, Kiến Trúc sư có trình độ và chuyên môn cao.
Yêu cầu cơ bản của các Doanh nghiệp trên thị trường như sau:
- Tốt nghiệp trường đại học chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc các chuyên ngành liên quan.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tinh: AutoCad, Photoshop, Revit, 3Dmax, Sketchup, Lumion.…
- Ưu tiên ứng cử viên có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.
- Các Kỹ năng giám sát, quản lý, làm việc nhóm.
- Chịu được áp lực công việc, có trách nhiệm trong công việc và có khả năng làm việc nhóm.
- Cẩn thận, sáng tạo, nhiệt huyết và có thể làm việc độc lập tốt.
- Ưu tiên ứng cử viên có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tốt…
7. Học gì và Làm thế nào để trở thành kiên trúc sư.
Để có thể trở thành một KTS chuyên nghiệp thì các bạn Học Sinh, Sinh Viên cần biết những điều sau đây.
Trước tiên các bạn phải biết để trở thành KTS thì các bạn phải học thật tốt các môn như Toán, Lý, Vẽ đây là cơ sở để các trường đại học thi tuyển sinh. Tiếp theo chúng ta cần phải chọn lựa trường Đại Học, Cao Đẳng có đào tạo nghề Kiến Trúc Sư cho phù hợp khả năng và sở thích của mình. NGoài ra chuyên môn ra thì các kỹ năng hỗ trợ cũng rất quan trọng, vì vậy các bạn cũng cần phải thường xuyên rèn luyện cho thật tốt.
- sự tỷ mỉ trong từng chi tiết và công việc luôn đòi hỏi Người Kiến Trúc sư phải có.
- Tính Đôc lập và áp lực trong công việc luôn đi theo sau các Kiến Trúc Sư
- Các kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm cũng không thể thiếu.
- Tính sáng tạo, thẩm mỹ cao luôn được chú trọng trong công việc.
- Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) chuyên ngành, căn bản tốt…
xem tại sao phải thuê người thiết kế tại đây
Xem Kinh nghiệm chọn nhà thiết kế có uy tín tại đây
Xem mẫu hợp Đồng thiết kế tại đây
Xem mẫu công trình thiết kế tại đây